Kính thưa các thầy cô giáo, cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!
Trong cuộc thi viết truyện ngắn cho thanh niên học sinh sinh viên đã có rất nhiều tác phẩm đạt giải và ra mắt bạn đọc. Những tác phẩm đó đè cập đến những chủ đề khác nhau như: chủ đề về gia đình, về tình nghĩa thầy trò, về tình bạn, về quê hương , đất nước, cộng đồng....
Trong buổi giới thiệu sách hôm
nay tôi xin giới thiệu tới các thầy cô giáo và các em học sinh cuốn sách “ Cánh
diều đợi gió” của Nguyễn Kim Phong sưu tầm và tuyển chọn. Cuốn sách có kích
thước 18 x 12cm với 140 trang do nhà xuất bản Giáo dục phát hành. Thoạt nhìn : hàng
chữ vàng nổi bật trên nền xanh dương. Dãy núi xa xa phía chân trời ôm ấp những
ngôi nhà cao thấp ven biển, phía dưới; màu vàng cam xen lẫn màu vàng
chanh làm trang bìa trở nên hấp dẫn. Đặc biệt hình ảnh hai cha con đang ôm chầm
lấy nhau nước mắt lăn tròn trên má. Đứa bé đu người lên cha nó như muốn ghì lấy
thật chặt, chẳng muốn rời ra. Còn cha nó, với đôi tay cụt dơ cũng không kém, cứ
xiết nó thật chặt. Xa xa, dưới bóng cây, mẹ nó đang giàn giụa nước mắt trước
tình cảm của hai cha con.
Lúc đó, tôi ngắm nghía trang
bìa với lòng náo nức. Tôi lật thêm một trang, Ôi ! dòng chữ tím nổi bật trên
trang giấy trắng với nét chữ mộc mạc nhưng vẫy gọi vô cùng.
“ Cánh diều đợi gió” là tác phẩm đã được giải
năm 2001. Tác giả là nhà văn Nguyễn Minh Châu. Đọc truyện này, tôi mới hiểu
rằng tác giả đã viết với một hình thức nghệ thuật nhuần nhuyễn.
Bởi thế ý nghĩa tư tưởng của
tác phẩm dễ dàng thấm vào lòng người. Nhiều câu chuyện vô cùng cảm động. Không
chỉ có tác dụng cảm hóa, nuôi dưỡng những tâm hồn non trẻ của các em học sinh (
nhất là bậc tiểu học ) mà còn mang đến cho các bậc phụ huynh một nhận thức mới
mẻ, bổ ích về đời sống tinh thần của con em mình.
Truyện đầu tiên của cuốn truyện
mang tựa đề “ Những người bạn”. Giống như trang cổ tích, một công chúa đi tìm
bạn sang giàu nhưng kết cục cô lại chơi thân với mấy đứa trẻ chăn trâu giàu
tình cảm, cô bé kiếm củi và cậu bé đan rổ tốt bụng. Tiếp theo câu chuyện “ Bạn
cùng lớp” cho ta thấy sự cảm thông của bạn bè đã giúp Khôi vươn lên trong học
tập, xóa bỏ những mặc cảm ban đầu. Hay “ Con liệt sĩ” , nói về Dũng, con
một liệt sĩ đã tự phấn đấu vươn lên, không dựa thế ưu tiên của bố em là liệt
sĩ, mà tự vươn lên bằng chính đôi chân của mình. Không chỉ có vậy, cuốn “
Chuyến công văn mật” cũng lôi cuốn tôi không kém. Nhân vật: Y Dũng, Y Ninh. Y
Đoàn hiện lên hóm hỉnh nhưng thực sự mưu trí, hết lòng thương yêu bộ đội. Các
em đã góp phần làm nên trang sử hào hùng của dân tộc. Đọc đến “ Lòng mẹ” tôi
thật bất ngờ vì cách dẫn dắt của tác giả. Từ hình ảnh cụ thể của hai mẹ con
người ăn xin đã cảm hóa được đứa con vòi vĩnh hư đốn khhi mới 16 tuổi. Nó đã
hiểu tất cả và trở lại ngôi nhà nghèo nàn nhưng ấm áp tình người. Đọc “ Đứa con
hiếu thảo”, nhân vật Trung để lại trong tôi một ấn tượng khó quên. Trung được
Bà Hai mù nuôi bằng bữa rau, bữa cháo. Lớn lên trong cảnh nghèo nhưng em biết “
trọng tình trọng nghĩa” em quyết không về với bố mẹ đẻ giàu sang mà ở lại nuôi
dưỡng bà mẹ nuôi mù lòa. Đọc truyện này, những đứa con hư hỏng cũng phải trạnh
lòng. Đọc “ Bụi đường”, những thân phận mỏng manh không nơi nương tựa, cũng
biết cảm thông và giúp đỡ lẫn nhau… Tiếp đó là “ Hạt đậu” cũng biết khóc khi
chưa làm được việc tốt; Chồi xanh đã vươn lên … khi hạt đậu gắng sức.
Trong cuốn truyện này thì câu
chuyện “ Cánh diều đợi gió” đã cuốn hút tôi nhất. Hình ảnh chú bé đang thả diều
trên đồng quê gợi cho người đọc nhớ về kỷ niệm tuổi thơ của mình trên quê hương
yêu dấu. Đúng là:
“ Quê hương là
con diều biếc
Tuổi thơ con
thả trên đồng”
Đọc nội dung câu chuyện, Tôi
càng thấy thương cậu bé Thi muốn bằng bạn bằng bè. Đôi khi muốn vươn lên nhưng
cậu có hiểu rằng cậu đang đối mặt với hoàn cảnh éo le. Cha của cậu bị bệnh phong,
phải chữa bệnh ở một nơi xa không được về nhà để làm diều cho em. Cởu có cố mấy
cũng chỉ được xếp thứ 5 mà thôi. Thế rồi, cậu đòi tìm ba về. Không giấu được
nữa, mẹ đành cho Thi biết sự thật và cho em đi gặp ba của mình. Thật cảm động
khi gặp ba, cũng là lúc ba đàn làm cho em một cái diều thật đẹp. Ba Thi đang cố
gắng nắn nót viết từng chữ với một vẻ khó nhọc lắm. Thi đọc: “ Tặng Thi – con
của ba” Thi khóc to thành tiếng. Ba Thi sững sờ quay lại nhìn mẹ Thi. Còn Thi
lấy hết sức, em nhào vào lòng ba khóc nức nở. Đôi bàn taykhông lành lặn của ba
cứ xoa liên hồi lên trán, lên đầu lên lưng Thi. Thi ngước nhìn lên, Ba
Thi nước mắt chày dài… Đêm đó, ngủ lại phòng khách, Thi mơ thấy cánh diều của
mình bay thật là cao trên cánh đồng làng. Em mỉm cười thật mãn nguyện khi đạt
được ước mơ của tuổi học trò…
Tất cả các câu chuyện trong
cuốn “ Cánh diều đợi gió” đều viết về tuổi thơ. Tâm hồn tuổi thơ bao giờ cũng
là một thế giới vừa diệu kỳ nhưng cũng đầy bí ẩn. Tác giả đã khắc họa hình
tượng các nhân vật rất thực, cách viết dí dỏm nhưng dễ hiểu. Tác giả còn nhân
hóa sự vật như những con người, do đó câu chuyện trở nên gần gũi và hấp dẫn,
gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Cuốn truyện này, tôi đọc đi đọc lại mà vẫn
thích xem. Mời các bạn đến thư viện trường tiểu học Kiêu Kỵ, các bạn sẽ trực
tiếp đọc và sẽ thấy sự thực còn hay hơn những gì tôi vừa kể trên. Sự cuốn hút
của cuốn truyện sẽ làm vui lòng bạn đọc. Nào các bạn hãy nhanh chân lên nhé !